2024-12-25 16:47 Lượt Xem:79
Học sinh trường Tiểu học Thăng Long, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) học trực tuyến. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Trên cơ sở các thông tin được cung cấp trong cẩm nang, sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội cùng sự chủ động tiếp cận của trẻ em sẽ là điều kiện tiên quyết để hình thành lá chắn số cho trẻ em trên không gian mạng.
Vấn đề cấp phải bảo vệ trẻ em khỏi các rủi ro trên không gian mạng
Theo số liệu Trung tâm quốc gia về trẻ em mất tích và bị bóc lột (NCMEC), năm 2023 có hơn 533.200 báo cáo về hình ảnh/video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng liên quan tới Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN (sau Indonesia và Philippines) về những cảnh báo mất an toàn trên không gian mạng đối với trẻ em. Thực trạng này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự cấp thiết phải bảo vệ trẻ em khỏi các rủi ro trên không gian mạng.
Đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ: Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, Cục đã cập nhật thông tin theo thực tế và ban hành “Bộ cẩm nang bảo vệ trẻ em trên không gian mạng”. Tài liệu này là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm triển khai Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025” được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 1/6/2021. Điểm mới là phiên bản tài liệu mới không chỉ cập nhật những rủi ro trên môi trường mạng đối với trẻ em mà còn cung cấp các công cụ, giải pháp thiết thực, giúp trẻ tự bảo vệ bản thân và hỗ trợ phụ huynh đồng hành cùng con an toàn trên internet. Đây là công cụ trực quan, sinh động, cập nhật góp phần giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực từ môi trường mạng đối với trẻ em.
Bộ cẩm nang gồm 5 phần, được trình bày đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo. Trong đó, phần thứ nhất là “Cẩm nang chung” với các thông tin cơ bản về internet, lợi ích, rủi ro trên môi trường mạng với trẻ em, một số khái niệm về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; hướng dẫn trẻ em cách thức phản ánh khi phát hiện nội dung độc hại, nội dung không phù hợp đối với mình.
Phần hai là “Cẩm nang cho trẻ dưới 6 tuổi” cung cấp các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng dưới 6 tuổi. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn “Ươm mầm”, là thời điểm trẻ mới bắt đầu tiếp cận với internet dưới sự hướng dẫn hỗ trợ của gia đình, cha mẹ, thầy cô. Phần nội dung này chủ yếu để hướng dẫn cho cha mẹ, thầy cô nhận biết các rủi ro có thể gặp phải và một số cách để hướng dẫn ban đầu cho trẻ em tham gia môi trường mạng.
Phần 3 - “Cẩm nang cho trẻ từ 6 tới 11 tuổi” với nội dung cung cấp các nguyên tắc bảo vệ trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Đây là “Giai đoạn phát triển”, trẻ em đã bắt đầu học tập và tìm hiểu tương tác trên môi trường mạng trong một giới hạn nhất định, bắt đầu hình thành các kỹ năng số. Phần nội dung này gồm: Hướng dẫn dành cho trẻ em hình thành các kỹ năng ban đầu; hướng dẫn và lời khuyên dành cho phụ huynh để hỗ trợ con một cách hiệu quả.
Tiếp theo là phần “Cẩm nang cho trẻ từ 11 tới 16 tuổi” cung cấp các nguyên tắc bảo vệ trẻ em từ 11 đến 16 tuổi. Đây là “Giai đoạn tiền trưởng thành ” - lứa tuổi trẻ em đã bắt đầu sử dụng internet một cách độc lập. Phần nội dung chính vì thế sẽ bao gồm các hướng dẫn cụ thể cho trẻ em trong hình thành các kỹ năng cụ thể sử dụng internet an toàn, lành mạnh và có trách nhiệm với các hành vi của trẻ trên không gian mạng.
Phần cuối cùng của tài liệu là một số công cụ, phần mềm hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với nội dung giới thiệu, reyna jili cập nhật các công cụ cập nhật kiến thức bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và các công cụ hỗ trợ phụ huynh kiểm soát truy cập sử dụng internet trong nước và quốc tế.
Đại diện Cục An toàn thông tin kỳ vọng cẩm nang này sẽ trở thành tài liệu thiết yếu, Jilievo PH giúp phụ huynh, 268K8 giáo viên và người chăm sóc trẻ nắm bắt kiến thức mới,jili 356 login kỹ năng cơ bản để hỗ trợ trẻ em tham gia môi trường mạng một cách tự tin và an toàn, libreng 100 jili từ đó giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực mà internet có thể gây ra.Gia đình, nhà trường đồng hành cùng trẻ em
Hiện nay, không gian mạng, internet đã và đang trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ em là những đối tượng đang sử dụng công nghệ vào trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2023, dân số Việt Nam đạt khoảng 100,3 triệu người, trẻ em chiếm gần 1/4 dân số,ty so bd lu trong đó 2/3 trẻ em có thể tiếp cận với các thiết bị có kết nối internet. Việc trẻ em tiếp xúc sớm, sử dụng internet cho nhiều mục đích làm gia tăng tỷ lệ trẻ em gặp các vấn đề rủi ro trên mạng. Mặc dù cơ quan chức năng, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, đội ngũ kỹ sư an ninh mạng luôn nỗ lực làm sạch không gian mạng, nhưng trang bị kỹ năng số, nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân cho trẻ được nhận định là giải pháp căn cơ, cốt lỗi, bền vững.
Ông Nguyễn Phú Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) chia sẻ: Về cơ bản, nội dung của cẩm nang được biên soạn rất cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng tiếp nhận chính là trẻ em. Tuy nhiên, để cẩm nang phát huy tác dụng, với trẻ dưới 6 tuổi, cần có sự góp sức của gia đình. Tức là cha mẹ, người lớn sẽ tham khảo cẩm mang và trao đổi với trẻ. Mỗi ngày một ít thông tin để trẻ “ngấm dần”. Trẻ tiếp nhận thông tin từ nhỏ sẽ có thói quen, nhận thức sớm về an toàn thông tin, từ đó hình thành nên phản xạ, kỹ năng số. Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, cần sự hỗ trợ của thầy cô, nhà trường, các tổ chức đoàn thể, xã hội chung tay tăng cường nhận thức cho trẻ về bảo mật thông tin cá nhân, đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia môi trường mạng.
“Chúng tôi khuyến khích các giáo viên xây dựng các chương trình hỏi đáp, câu hỏi lựa chọn, khảo sát… để kiểm tra kết quả về nhận thức an toàn thông tin của trẻ. Việc tổ chức các trò chơi, cuộc thi… về chủ đề an toàn thông tin cho trẻ là cách làm tăng tương tác, hiệu quả để trẻ tiếp nhận được thông tin”, ông Nguyễn Phú Lương cho biết.
Chị Nguyễn Mai Hạnh (quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: Trên mạng có rất nhiều tài liệu, thông tin về rủi ro trên không gian mạng, đặc biệt rủi ro cho trẻ em. Đồng thời, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, việc có 1 bộ cẩm nang với thông tin chi tiết, cụ thể, tổng hợp sẽ rất tiện dụng cho gia đình, nhà trường tham khảo để không chỉ nâng cao hiểu biết cho bản thân, còn có thể hỗ trợ trẻ em tự bảo vệ mình trên không gian mạng.
Hiện, bộ cẩm nang được Cục An toàn thông tin cung cấp miễn phí đến toàn thể phụ huynh, giáo viên và những người quan tâm tại địa chỉ: https://vn-cop.vn/cnbvte2024.
Powered by ty so bd lu @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap
Copyright Powered by365建站 © 2013-2024